Thuật ngữ SEO mới nhất đầy đủ nhất

- Cẩm nang SEO kiến thức SEO, thuật ngữ SEO cho người mới bắt đầu.

Nhằm có một kiến thức tổng quan nhất về SEO tôi sẽ viết bài này để trả lời 99 thuật ngữ về SEO mà bất cứ Digital Marketer hoặc SEOer nào cũng đã từng thắc mắc, cũng như các câu hỏi liên quan thường gặp nhất khi làm SEO bằng kinh nghiệm cá nhân.

Bài viết không chỉ đơn thuần nêu ra ý nghĩa các thuật ngữ trong SEO mà đồng thời có trích dẫn nội dung chi tiết ở các bài viết khác để hiểu sâu hơn các thuật ngữ SEO.

Tại sao bạn chỉ thường nghe nói về SEO Google?

Gần 90% người dùng Internet hiện đang dùng Google làm công cụ tìm kiếm chính nên mặc định bạn thường sẽ nghe là SEO Google. 

Khoảng 85-90% người dùng chỉ đọc các bài viết nằm trong trang nhất kết quả tìm kiếm của Google (4 vị trí trên cùng của Adwords, 10 vị trí của SEO và 3 vị trí Adwords dưới cùng) do vậy bạn thường nghe đến SEO top 10 vì không nằm ở trang nhất thì bạn đã bỏ qua đến 90% khách hàng tiềm năng.

Nhờ các kỹ thuật tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) này sẽ giúp đẩy thứ hạng từ khóa lên cao tiếp cận với khách hàng của bạn.
Ngoài ra còn có một số công cụ tìm kiếm khác như: Bing (Microsoft), Cốc cốc Search (Cốc cốc), Yahoo (Yahoo Inc), Asked


99 thuật ngữ SEO mới nhất

Các thuật ngữ SEO mới nhất 2022

1/ SEO là gì?

SEO khác với Sale (bán hàng) mặc dù bạn phát âm tương đối giống nhau. Thực chất là từ viết tắt của cụm từ Search Engine (Bộ máy tìm kiếm) Optimization (Tối ưu) - SEO mang ý nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm.

Bằng việc tối ưu công cụ tìm kiếm Google, Google sẽ đánh giá và xếp hạng các kết quả tìm kiếm theo thứ tự từ trên xuống nghĩa là khi làm SEO website tốt hơn, website của bạn xếp top cao hơn các website khác. Việc Website của bạn xuất hiện ở vị trí đầu tiên của trang nhất Google là cơ hội bạn tiếp cận và có Khách hàng cực kì cao. Do vậy SEO là một bộ phận không thể bỏ qua nếu bạn đang sở hữu một trang web.

2/ SEO Onpage là gì? / SEO Offpage là gì?

Trong SEO lại chia ra 02 bộ phận nhỏ mang tên:
a) SEO Onpage mang ý nghĩ là tối ưu công cụ tìm kiếm nhưng công việc tối ưu đó chỉ được thực hiện trên Website đang SEO mà thôi

Trong SEO Onpage người ta quan tâm đến 3 phần quan trọng nhất:
  1. Website phải chuẩn SEO - cấu trúc bố cục website phải chuẩn SEO
  2. Bài viết phải chuẩn SEO - Nội dung cách viết content phải chuẩn SEO
  3. Liên kết nội bộ trong website đó - Sự liên kết nội dung hợp lí ở các Page, post
b) SEO Offpage mang ý nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm nằm bên ngoài website đang SEO. Những công việc làm SEO Offpage chủ yếu là xây dựng hệ thống tin để nhằm giới thiệu, PR, trích dẫn lại Website cần SEO nhầm thúc đấy uy tín của website trước mặt Google để Google xếp hạng Website cao hơn các Website khác.

SEO Offpage cũng bao gồm 3 phần chính:

  1. Xây dựng nội dung, đi link ở blog/web vệ tinh trỏ về website chính hoặc các Website vệ tinh với nhau, nhằm tạo ra hệ thống thúc đẩy tăng cường SEO. 
  2. Xây dựng, đi link trên các trang mạng xã hội, Forum, Group..vv
  3. Xây dựng trao đổi Post (bài viết), trao đổi link, mua liên kết chất lượng cũng như ti tỷ thức khác nữa
Việc này giống như bạn xây dựng binh đoàn và đồng minh trong mạng lưới Website, quân (hệ thống SEO) càng đông, đồng minh (đối tác SEO) và vũ khí (kỹ thuật SEO) càng càng hùng mạnh thì khả năng website chiến thắng SEO trước website đối thủ càng cao. Dĩ nhiên song song đó bạn cần phải có Kế Hoạch SEOChiến Lược SEO đúng đắn!

3/ Thẻ H1, H2, H3, H4, H5, H6, In đậm, In nghiêng là gì?

Thẻ Heading hay gọi tắt là thẻ H, sẽ có tất cả 6 thẻ H được chia từ H1 -> H6
Các thẻ H này sẽ bao bọc lại từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm để nhằm để nhấn mạnh đây là từ khóa nhầm để Google xác định bạn đang viết về Nội dung cho từ khóa nào

Thẻ H sẽ được Google nhìn bằng code có dạng như sau:
<H1> TIÊU ĐỀ BÀI VIẾT </H1>
<H2> Từ khóa phụ 1</H2>
<H2> Từ khóa phụ 2</H2>
...
<H3> Từ khóa DÀI 1 (4-5 từ)</H3>
<H3> Từ khóa DÀI 2 (4-5 từ)</H3>
...
<H4> Từ khóa cả câu 1 (hơn 5 từ)</H4>
<H4> Từ khóa cả câu 2 (hơn 5 từ)</H4>
....
....
<H6> Từ khóa khác </H6>

Ngoài ra trong một bài viết cần có nhiều từ khóa H2, H3 để phụ trợ cho việc SEO từ khóa chính lên top tức là từ khóa đang nằm trong H1.

Tương tự cấu trúc của các thẻ in đậm <b> từ khóa </b> và in nghiêng <i> từ khóa </i> và gạch chân <u> từ khóa </u> cũng nhằm nhấn mạnh từ khóa cần SEO cho Google nhận diện

Các thẻ H4 - H6 thường được dùng làm các tiêu đề ở các cột phải (Sidebar-Right) hoặc trái (Sidebar-Left) trên website, hoặc là dưới chân trang web (Footer)..

4/ Từ khóa là gì?

Trong tiếng anh từ khóa là Keyword, từ khóa là từ hoặc cụm từ người dùng nhập trên Google để tìm kiếm thông tin.

Thông tường từ khóa nào càng nhiều lượt tìm kiếm thì để SEO từ khóa đó càng cạnh tranh và càng khó đặc biệt là từ khóa ngắn có từ 1-3 từ. Thông thường ngta muốn SEO từ khóa ngắn nhiều lượt tìm kiếm để mang lại nhiều lượt truy cập (traffic) cho Website tùy nhiên càng nhiều Search tỷ lệ thuận với độ khó SEO càng cao.

Ngoài ra còn có từ khóa theo strend (xu hướng) là đùng 1 ngày nào đó người dùng tìm kiếm thông tin nào đó lượng tìm kiếm sẽ bùng lên trong 1 thời gian ngắn, lượt tìm kiếm từ đó tăng đột biến.

Ví dụ 1 từ khóa về MV của ca sỹ hot (MV There's no one at all - Sơn Tùng) nào đó mới tung ra hoặc sự kiện đặc biệt nào đó mới tổ chức (Sea Game 31)

5/ Bài viết chuẩn SEO là gì? 

Thường ngta sẽ đưa ra một số tiêu chuẩn SEO cho 1 bài viết, nếu bài viết đó thỏa nhiều tiêu chuẩn SEO thì được đánh giá là bài viết chuẩn SEO. Thông thường chúng ta sẽ có một số quy tắc về viết Content phải thỏa các kỹ thuật SEO như sau
  1. Tiêu đề chứa từ khóa ở đầu tiêu đề, 
  2. Nội dung bài viết 3-5% chứa từ khóa (mật độ từ khóa chính và phụ được lập lại)
  3. Url chứa từ khóa, 
  4. Hình ảnh, mô tả có thẻ alt chứa từ khóa?
  5. Bài viết dài (Long Content) trên 2000 từ => Nhằm gieo nhiều từ khóa vào đó để dễ tối ưu từ khóa và kéo dài Time On Page cho web (Thời gian khách truy cập vào website càng lâu càng có lợi cho SEO)
  6. ...
Trong cấu trúc của Website người lập trình sẽ định dạng tiêu đề bài viết nằm trong thẻ H1, thẻ H1 chính là thẻ đánh dấu cao nhất cho Google nhận định đây là từ khóa. Vì vậy khi đặt tiêu đề bài viết thì phải có từ khóa tức là có người search tìm thấy và đọc bài viết này.

Nội dung bài viết chứa 3-5% là từ khóa chỉ rằng cứ viết 3-5 dòng trang A4 hoặc Word thì phải nhắc lại từ khóa (từ khóa chính hoặc từ khóa phụ). Nếu từ khóa có 3 từ thì trong 100 từ phải có cụm từ khóa 3 từ đấy xuất hiện lại một lần.

Để dễ hình dung hơn là trong 1 đoạn khoảng 3 dòng thì phải có từ khóa xuất hiện 1 lần.
Url là tên đường link có dạng: http://www.abc.com/ten-bai-viet.html, Url lại chứa Domain + tên bài viết. Do vậy tên bài viết có chứa từ khóa, domain có chứa từ khóa thì url chứa từ khóa sẽ giúp SEO dễ dàng hơn

Toàn bộ link url này không quá 65 kí tự, bởi vì google chỉ hiển thị 65 kí tự thôi nếu dài hơn sẽ bị hiện thành dấu ...

Hình ảnh có chứa từ khóa:
Hình ảnh có cấu trúc như sau <img src="link ảnh" alt="từ khóa" title="từ khóa"/>
Do vậy link ảnh phải chứa từ khóa - tức là trước khi up lên web phải sửa tên hình ảnh có chứa từ khóa, hình ảnh phải có thẻ alt chứa từ khóa vì google sẽ đọc thẻ này để xác định hình ảnh nói về gì, title ảnh chứa từ khóa là để cho khi không load được ảnh lúc mạng chậm sẽ hiện ra dòng chữ này hoặc khi rê chuột vào ảnh sẽ hiện dòng chữ này cho người dùng đọc là vậy.

6/ Thống kê lượng tìm kiếm từ khóa bằng Google Keywords Planner như thế nào?

Bạn tạo 1 tài khoản Google Adwords bạn truy cập đường link sau:

https://search.google.com/search-console

Nhập 1 từ khóa để phân tích là từ khóa này có bao nhiêu người dùng tìm kiếm trong tháng, xem biểu đồ dễ biết rõ biến động của lượt tìm kiếm của từ khóa đó ở các tháng khác nhau!

Search Console sẽ cung cấp lượt tìm kiếm đổi với 1 từ khóa theo từng tháng trong quá khứ, phải cũng có thể chọn khu vực địa lý để giới hạn nhóm khách hàng của bạn ở thị trường của bạn thôi

7/ Cách để viết bài chuẩn SEO như thế nào?

Như đang nhắc bên trên, bài viết chuẩn SEO thì tiêu đều có từ khóa và nằm luôn trong thẻ H1, mật độ từ khóa xuất hiện 3-5%, Gắn thêm thẻ H2, H3 cho các từ khóa phụ để phụ trợ để từ khóa chính lên top.
Hình ảnh chèn trong bài viết phải có thẻ Alt chứa từ khóa bên trong, đoạn mở đầu phải biết xuất hiện từ khóa, từ khóa trong bài viết phải được bội đậm, in nghiêng hoặc gạch chân tuy nhiên đừng quá lạm dụng và không cần phải bôi tất cả
Xem thêm:
Cách viết bài viết chuẩn SEO
Cách kiểm tra bài viết chuẩn SEO với SEOquake

8/ Thẻ Meta là gì? có những loại thẻ meta nào? Tối ưu thẻ meta như thế nào?

Thẻ meta có cấu trúc <meta property=”og:{tagName}” content=”{tagValue}”/>

Nhằm để cung cấp thông tin cho Google biết thêm về trang web như:

a) Thẻ meta địa lí:
<!-- Ngôn ngữ và địa lý -->
<meta content='Vietnamese' name='geo.country'/>
<meta content='english' name='language'/>
<meta content='VN-SG' name='geo.region'/>
<meta content='14.058324;108.277199' name='geo.position'/>
<meta content='14.058324, 108.277199' name='ICBM'/>
<meta content='Vietnam' name='geo.placename'/>
<meta content='en_US' property='og:locale'/>
<meta content='vi_VN' property='og:locale:alternate'/>
<meta content='all' name='audience'/>
<meta content='all' name='robots'/>
<meta content='vi-VN' name='language'/>
<meta content='US' name='country'/>
<meta content='VN' name='language'/>
<meta content='Ho Chi Minh' name='city'/>
<meta content='Viet Nam' name='country'/>
<meta content='Ho Chi Minh' name='geo.placename'/>
<meta content='yes' name='apple-mobile-web-app-capable'/>
<!-- Ngôn ngữ và địa lý end --> Thẻ meta mô tả và keywords:

<!-- Thẻ Meta mô tả về Website/Blog -->
<meta content='Mô tả về blog của bạn' name='Description'/>

<!-- Thẻ Meta Keywords -->
<meta content='Từ khóa 1, từ khóa 2, từ khóa 3, từ khóa 4, từ khóa 5' name='keywords'/> Tuy nhiên thẻ meta keywords đã bị Google loại bỏ nhằm tránh cho các Webmaster nhồi nhét từ khóa trong thẻ này.

Còn rất nhiều các thẻ meta khác, nếu bạn tìm hiểu sâu về SEO Onpage sẽ biết thêm:

9/ Robots.txt là gì? Tối ưu Robots.Txt

Robots.txt trên Blogger có dạng:
User-agent: Mediapartners-Google /* cho con bọ Google đọc */
Disallow: /* cấm đọc trang - ở đây chưa để trang nào cả */
User-agent: * /* cho tất cả spiders khác đọc */
Disallow: /search /* cấm đọc trang /search */
Allow: / /* cho phép đọc trang chủ */
Allow: /search/label/ /* cho phép đọc trang label */
Sitemap: Domain/feeds/posts/default?orderby=UPDATED
Sitemap: Domain/sitemap.xml
Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=500
Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=501&max-results=500
Sitemap: Domain/atom.xml?redirect=false&start-index=1001&max-results=500 

Robots.txt là một tập tin dạng text tại đây quy định những trang và nội dung nào mà các công cụ tìm kiếm, thống kê được phép đọc và thu thập không tin.

Vị trí của sitemap nằm trong thư mục Gốc của Hosting, bạn nhập tên miền của website /robots.txt là sẽ truy cập được file robots.txt của bất kì website nào.


Nhiệm vụ của nó là cho phép hay ngăn chặn con bọ index trang nào hoặc không index trang nào...
Thông thường chúng ta sẽ cho Google Index các bài viết nhưng không cho Google index các nhãn hoặc tag tùy vào mục đích SEO mà quyết định cho bọ google đánh dấu và lập chỉ mục hay không.

Nếu thấy website bị mất nhiều index, bạn hãy kiểm tra file robots.txt xem có dòng cấm (DISALLOW) rất có thể do không am hiểu khi sử dụng bạn đã cấm Google Index các nội dung quan trong website của bạn.
Ngoài cách sử dụng file robots.txt, bạn có thể sử dụng thẻ META ROBOTS trong phần <head>...</head> của nội dung HTML để điều khiển Robot truy cập vào trang web đó:
<META name="robots" content="index, follow" />
Trong đó, giá trị của trường content có ý nghĩa như sau:
  • ALL Cho phép Robots Index và đi theo links tới trang khác = Index, Follow
  • NONE Không cho Index và không cho đi tới trang khác = NoIndex, NoFollow
  • [NO]INDEX [Không] cho phép Robot index trang web
  • [NO]FOLLOW [Không] cho phép Robot lần theo các link đến trang đích, không truyền giá trị cho trang đích.
Hãy chắc chắn là bạn am hiểu về mã nguồn và cấu trúc Website của bạn thì hãy tinh chỉnh file Robots.txt, nếu không cứ để SEOer am hiểu khác thực hiện để tránh những sự cố không mong muốn đến website

10/ Sitemap là gì? Có những loại Sitemap nào? Tạo sitemap

Có 2 loại sitemap là sitemap cho người dùng xem dạng .html và Sitemap cho Google thu thập nội dung .xml có trên web nhanh chóng hơn.

Sitemap dịch nghĩa là bản đồ trên website chỉ dẫn Website có Link đường dẫn nào. Sitemap cho người dùng biết cấu trúc nội dung có trên web để người dùng truy cập một nội dung nào đó mà họ quan tâm 1 cách dễ dàng.

Sitemap cho người dùng: 
https://www.toilaquantri.com/p/map.html ; https://www.toilaquantri.com/p/sitemap_3.html
Sitemap cho Google: https://www.toilaquantri.com/sitemap.xml

11/ ID code Analytic là gì? Cách tạo code Analytic như thế nào?

Analytic là công cụ phân tích website của Google như phân tích người dùng, hành vi, traffic, nguồn truy cập vv.. Việc chèn code ID Analytic vào website là để giúp chúng thu nhập thông tin trên website như ai đang vào website chúng ta, họ đến từ đâu, ở lại trên web bao nhiêu giây...vv Bạn vào https://analytics.google.com/analytics/web/ tạo mới, sau đó lấy code và chèn vào website đặt trong cặp thẻ <head> ... </head>

Analytic là công cụ SEO sẽ giúp bạn đánh giá và có cái này cụ thể từ đó định hướng được hướng đi của Web, nội dung cần xuất bản..vv

12/ Feedburner là gì? Cách tạo Feedburner?

Feedburner cũng là công cụ của Google, Feedburner là một dịch vụ tạo nguồn cấp RSS cho website và chúng ta có thể tối ưu trang RSS đó để tạo một số chức năng có ích cho RSS Feed như tạo chức năng tự động gửi bài viết qua email, theo dõi và thống kê những người đọc RSS và đặc biệt hơn nữa là có thể chèn quảng cáo của Google Adsense để kiếm tiền...




Form đăng kí nhận tin mà toilaquantri sử dụng từ Feedburner

13/ Local SEO là gì? Tối ưu Local SEO

Là khái niệm SEO theo địa điểm, trong bộ thẻ meta mà tôi đã trình bài trên có phần Meta địa lí nhiệm vụ của các thẻ meta này sẽ giúp Google xác định địa được tọa độ địa lí và ưu tiên trả về website có địa lí gần với địa điểm người dùng tìm kiếm.

Cách tối ưu Local SEO là chèn bộ bộ thẻ Meta địa lý vào website, đồng thời tạo địa điểm doanh nghiệp lên Google Map/Google Business

Xem thêm: https://www.toilaquantri.com/search?q=Local+SEO

Ngoài ra Google còn ưu tiên hiển thị bản đồ, vị trí doanh nghiệp liên quan đến từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên Google.com

14/ Index là gì? Noindex là gì?

Index tức ám chỉ là bài viết này đã được Google đọc/lập chỉ mục và nó được lưu trữ trên Server của Google, khi có người dùng tìm kiếm thì Google sẽ trả kết quả về.
Ngược lại bài viết chưa được index thì gọi là Noindex vì nhiều lí do ta chỉ muốn bài viết này chỉ được 1 mình chúng ta thấy và không muốn người dùng khác search ra để tìm được thì ta sẽ không có nó index

15/ Link Nofollow là gì? Link Dofollow là gì?

Cấu trúc link Nofollow có dạng:
<a href="Url link" rel="nofollow" target="_blank">Nội dung mà người dùng thấy</a>
Link nofollow được dùng mục đích chỉ chỉ link đến các website khác nhưng không biết website đó có tin cậy hay không.
Cấu trúc link Dofollow có dạng:
<a href="Url link" rel="dofollow" target="_blank">Nội dung mà người dùng thấy</a>
Hoặc
<a href="Url link" target="_blank">Nội dung mà người dùng thấy</a> Link Dofollow sẽ có giá trị về SEO nhằm PR giá trị cho trang nào cần nhận uy tín để lên top

16/ Internal Link, External Link, Backlink và Anchor Text là gì?


Internal link gọi là liên kết nội bộ là những liên kết nằm trên website đó và có tên miền của website đó
External Link gọi là liên kết ngoài là liên kết chứa tên miền của website khác, nhằm trỏ qua trang web khác
Backlink là những liên kết từ bên ngoài trỏ về website của chúng ta.
Anchor Text nhằm chỉ những những dòng text chứa liên kết văn bản nó cũng là link mà thôi
Ngoài ta còn có Image link là link từ Hình Ảnh

17/ Site vệ tinh là gì?

Là những website khác xây dựng nhằm phục vụ để đẩy top website đó lên top Google nghĩa là tạo ra những nội dung có giá trị cho người dùng rồi trở backlink về trang cần SEO top.

>> Tiêu chuẩn các tầng hệ thống site vệ tinh 4 tầng

18/ Xây dựng backlink là gì?

Xây dựng backlink là hoạt động tìm kiếm các website/forum/Mạng xã hội chất lượng để xây dựng liên kết về hệ thống của chúng ta.
Backlink rất đa dạng từ các nguồn forum, các website, trang rao vặt, các mạng xã hội, các blog 2.0, các trang báo mạng...vv
Backlink có thể là Anchor Text hoặc là Backlink từ hình ảnh

19/ SEO trang chủ là gì? SEO trang danh mục là gì? SEO bài viết là gì?

Tùy mục đích SEO mà chúng ta trỏ link cho hợp lí nếu muốn SEO trang chủ thì đẩy link về trang chủ tương tự như các trang khác

Trang chủ có thể là trang có sản phẩm đang bán hàng hoặc không
Trang danh mục các các sản phẩm bán hàng
Trang bài viết nhằm cung cấp thông tin có thể phục vụ để bán hàng
Tùy theo web đó có 1 hay nhiều mặt hàng mà cần cho chiến lược đi link khác nhau

20/ PA, DA, PR, INDEX là gì?

Là các chỉ số để đánh giá một website/forum có chất lượng để đi link hay không?
Xem thêm: DA, PA là gì? có giới thiệu về cả chỉ số PR

Chỉ số Index là số lượng nội dung được Google Index được trên một Website. Cách để xác định mà bạn tìm trên google với cú pháp Site:domain - ví dụ Site:toilaquantri.com
Kết quả trả về càng nhiều thì website/forum/blog đó nhiều nội dung

21/ Alexa rank là gì?

Alexa Rank là thước đo mức độ phổ biến của các website. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập website (Reach).
Dùng Plugin Alexa rank for chrome để kiếm Alexa rank của một website trên trình duyệt Chrome hoặc Cốc Cốc

22/ Cú pháp search để tìm diễn đàn tốt như thế nào?

Bạn có thể dùng hệ thống Spin Editor để xác định điểm số PA, DA của 1 website/Forum/Blog
Xem thêm: Cách tìm diễn đàn chất lượng để đi link

23/ Traffic là gì? Pageviews là gì? Total Pageview là gì?

Traffic là số lượt truy cập vào website, thường tính theo ngày, theo tháng, theo năm
Pageviews là tổng số lượt truy cập vào 1 trang bất kì (đôi khi cũng dc hiểu là tổng lượt truy cập trên trang)
Total Pageview là tổng lượt truy cập của 1 web, nó là tổng lượt truy cập của tất cả các trang

24/ Tối ưu website là gì? Cần tối ưu những gì?

Là tối ưu website chuẩn SEO hơn
Cần tối ưu HTML5, CSS3, Tốc độ tải trang, Cấu trúc dữ liệu, nén dung lượng ảnh, Xây dựng cấu trúc link...vvv

25/ Cấu trúc dữ liệu là gì?

Website được hình thành nên từ các đoạn mã code được viết theo quy tắc chuẩn nào đó, nhiệm vụ tối ưu cấu trúc dữ liệu là đánh dấu các thành phần code của website nhằm giúp Google đọc các thành phần của website phân biệt đâu là Header, Body, Footer, Artitle, Comment và Google đọc hiểu thu nhập dữ liệu dễ dàng hơn.

Bạn có kiểm tra Structure Data web của bạn tại công cụ https://validator.schema.org

Kiểm tra Structure data Hompage: View ⤤⤤⤤⤤
Kiểm tra Structure data PostpageView ⤤⤤⤤⤤

Xem tất cả các Cấu trúc dữ liệu (Schema)https://www.toilaquantri...-du-lieu-cau-truc-schema ⤤⤤⤤⤤

26/ Google Webmaster Tool là gì?

Tương tự Google Analytic, Google webmaster giúp cho bạn quản trị website hiệu quả hơn. Bạn cần tạo một thẻ meta chèn vào website để xác minh chủ sở hữu của trang web trong đường dẫn sau: https://www.google.com/webmasters

27/ Tối ưu hình ảnh là gì?

Những hình ảnh có trong website thiếu thẻ Alt do vậy bạn cần thêm thẻ này vào tất cả hình ảnh để giúp website chuẩn SEO hơn.

Hơn nữa các hình ảnh có kích thước nặng sẽ làm tốc độ tải trang website chậm do vậy bạn cần giảm dung lượng ảnh lại bằng Photoshop hoặc bằng công cụ nén dung lượng ảnh online: http://compressnow.com/

28/ Trùng lặp nội dung là gì?

Cách khắc phục [Nâng cao] Ví dụ cùng 1 link:
http://www.toilaquantri.com/2016/09/giai-dap-99-thuat-ngu-seo-moi-nhat-2017.html
Nhưng google có thể đọc ra nhiều trang có nội dung giống nhau như:
http://toilaquantri.com/2016/09/giai-dap-99-thuat-ngu-seo-moi-nhat-2017.html
http://toilaquantri.com/2016/09/giai-dap-99-thuat-ngu-seo-moi-nhat-2017.html?m=0
http://toilaquantri.com/2016/09/giai-dap-99-thuat-ngu-seo-moi-nhat-2017.html?m=1
http://toilaquantri.com/2016/09/giai-dap-99-thuat-ngu-seo-moi-nhat-2017.html?affid=1022
www.toilaquantri.com/2016/09/giai-dap-99-thuat-ngu-seo-moi-nhat-2017.html
.......................vv
Như vậy Google sẽ đánh giá là trùng lặp nội dung nhiều trang cách khắc phục là ta thông báo cho Google biết link nào chính là link gốc bằng cách chèn thẻ meta theo cú pháp:


<link rel="canonical" href="URL trang gốc"/>
Ví dụ
<link rel="canonical" href="http://toilaquantri.com/2016/09/giai-dap-99-thuat-ngu-seo-moi-nhat-2017.html"/>

Khi đó Google chỉ index link http://toilaquantri.com/2016/09/giai-dap-99-thuat-ngu-seo-moi-nhat-2017.html làm link gốc mà thôi.




29/ Phân tích chuyên sâu về từ khóa

[Nâng cao] 4 phương pháp để có bộ 1000 từ khóa SEO chuẩn nhất.

30/ Xây dựng cấu trúc website trên bộ từ khóa

[Nâng Cao] [Chủ đề: Cấu Trúc Silo] https://www.toilaquantri.com/search/label/SEO-SILO

31/ Chiến lược SEO chùm, SEO cộng hưởng

[Nâng cao]
....

32/ Có bao nhiêu yếu tố xếp hạng từ khóa?

Có hơn 200 yếu tố xếp hạng từ khóa của Google giúp đánh giá và xếp hạng website ở kết quả tìm kiếm của Google. Thứ hạng top từ khóa của các Website sẽ có thể thay đổi tùy vào thời điểm do Google tăng cường hoặc hạ thấp 1 trong có yếu tố SEO này. 

Do vậy khi Google thay đổi thuật toán thì thứ hạng từ khóa sẽ có biến động ít hay nhiều.

Xem thêm: 200 yếu tố xếp hạng từ khóa SEO

33/ Phân tích backlink đối thủ

Xem thêm: Cách phân tích backlink đối thủ bằng công cụ Ahrefs
34/ Xây dựng kế hoạch SEO Kế hoạch SEO là bản kế hoạch trong 1 dự án SEO thì cần phải làm gì, sau một thời gian thì đạt được kết quả gì?
Xem thêm: Kế hoạch SEO 6 tháng

35/ Spin Content là gì?

Là thuật ngữ nhằm sử dụng các từ ngữ, câu đồng nghĩa để tạo nên nội dung mới từ chính bài viết Gốc
Xem thêm: Chia sẻ bộ từ điển Spin Content

36/ Tools SEO, phần mềm hỗ trợ làm SEO

Xem thêm: Tổng hợp các công cụ SEO

37/ Cách phân nhóm từ khóa để viết content cho SEO

Xem thêm: Phân nhóm các từ khóa để SEO

38/ Xác định hiệu quả và đo lường

[Nâng cao]

39/ Quản trị rủi ro trong SEO

[Nâng cao]

40/ SEOer chuyên nghiệp làm SEO như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm và quy trình mình đã trãi qua trong các dự án SEO
Xem thêm: SEOer chuyên nghiệp làm SEO như thế nào?

41/ Cách index bài viết lên Google nhanh chóng

Bọ của Google cũng là phần mềm do vậy không phải lúc nào nó cũng tìm đến website của bạn để đọc bài viết mới được, quá trình này có thể mất đến vài tiếng, vài tuần thậm chí vài tháng phụ thuộc vào tình trạng của website tối ưu như thế nào, traffic như thế nào.


Do vậy khi website có bài mới ta submit url bài đó lên cho Google đọc luôn
Truy cập: 3 cách index bài viết lên Google nhanh chóng

42. Report các website có dấu hiệu Spam hoặc SEO mũ đen

Chèn quá nhiều link trên một diện tích nhỏ, có hành vi spam link quá đà, màu chữ cùng màu nền để ẩn đi, hay dùng font 1px, dùng CSS display:none để ẩn hay dùng text-indent: -1000px để di chuyển nội dung ra khỏi diện tích hiển thị, hoặc hành vi copy nội dung ta có thể report với Google tại:
https://www.google.com/webmasters/tools/spamreportform
Các câu hỏi khác vui lòng đặt tại phần comment bên dưới!

43. SEO Audit trang web

Tổng hợp các kỹ thuật tối ưu website chuẩn SEO: SEO Audit Website


Cập nhật vào các lần
19/12/2018
23/05/2022
Huỳnh Phụng Blogger

TLQT là Blog chia sẻ kiến thức về Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm làm SEO, Tối ưu Website và nhiều thứ khác

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2