Giáo dục và thất nghiệp tại Việt Nam

- [tintuc]Khi tôi 23T tôi trăn trở về giáo dục Việt Nam có đang đi đúng hướng. Với dân số gần 90 triệu dân trong nhóm độ tuổi lao động lại có 1.1 triệu người đang thất nghiệp (2016), con số lại cho thấy

Cùng với đó là gần 200.000 cử nhân, thạc sĩ các ngành như: Quản trị kinh doanh, marketing, tin học, chứng khoán, ngân hàng, điện lực… đã dành 4 năm học đại học, 2 năm học lên cao học, tốt nghiệp với vô số bằng cấp khá, giỏi, nhưng hầu hết đều đang thất nghiệp.

Giáo dục và thất nghiệp tại Việt Nam
Giáo dục và thất nghiệp tại Việt Nam
Còn theo một thống kê khác lại cho thấy, cứ 10 sinh viên tốt nghiệp ra trường, có tới 6 người thiếu kỹ năng và tiếng Anh. Trong 10 cử nhân, 4 người thiếu kiến thức chuyên môn. Vì vậy, cứ 10 doanh nghiệp tuyển dụng, 6 doanh nghiệp không hài lòng về chất lượng đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học.

Chuyên môn không vững, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng kiến thức xã hội, giao tiếp không tốt, kém ngoại ngữ dường như chính là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp mà thôi

Do sinh viên hay do Giáo dục Việt Nam


Vậy phải đổ lỗi do cách học không đúng của sinh viên hay giáo dục Việt Nam đang có vấn đề? Tôi cũng từng là học sinh trãi qua 12 năm đèn sách, 4 năm đại học và đúng là Giáo dục không như tôi mong.

Xem thêm →
23 tuổi có biết bao nhiêu điều phải mất đi

Xét cho đến cùng việc học lên các bậc cao đẳng, đại học, thạc sỹ là nhằm giúp cho họ có kiến thức chuyên sâu để đi làm chọn được công việc tốt với thu nhập khá hơn. Học chính là đầu tư tiền + thời gian để đổi lấy kiến thức tạo ra lợi nhuận là thu nhập thông qua công việc sau này. Vậy đa phần sinh viên phải đầu tư lỗ vốn họ có quyền phàn nàn được không? Đã không học thì thôi, học xong rồi mà vẫn hoang mang thì hãy chuẩn bị cho thất bại

Lỗi lớn nhất trong giáo dục là thiếu tính liên kết kiến thức, vừa học xong đã quên tất, hay vừa lên lớp 9 đã quên sạch lớp 8. Cái mà học sinh đang học đó là sự học thuộc lòng kiến thức, nhớ được trong một thời gian nào đó chứ không phải là hiểu, kiến thức quá rời rạc. Đều này giống như quoăn cho họ 1 đống kiến thức ra và kêu họ sắp xếp đi.
Do vậy mà qua thời gian không sử dụng kiến thức sẽ bị đào thải làm họ quên đi, thậm chí không biết áp dụng.

Kiến thức học được phải được sử dụng để đạt được mục tiêu nào đó

Do vậy điều cốt lỗi trong giáo dục chính vẽ bản đồ kiến thức, giúp sinh viên nhận thức họ đang đứng ở đâu trong đó và cần đi đến đâu. Chỉ cần làm cho sinh viên liên hệ được kiến thức với nhau, liên hệ với một ví dụ thực tiễn thì như là một hạt mầm mà người giảng viên gieo cho sinh viên của họ, hạt mầm đó sẽ tự phát triển thành cây lớn. Nhà có thể xây cao lên bao nhiêu phải hỏi nền móng đã xây vững được bấy nhiêu?

Tỷ lệ các bậc đào tạo

Văn hóa truyền thống cho đến tư duy tự lập

Quay lại câu chuyện ở Mỹ đến 18T cha mẹ đã cho con cái ra riêng tự lập, tự phải nuôi sống bản thân mình, họ đã có thể quyết định mọi thứ mà ý kiến của cha mẹ họ có thể tham khảo. Còn ở Việt Nam cha mẹ bảo bọc con cái "con dù lớn vẫn là con của mẹ" vì thế họ không thể thoát khỏi vòng vây an toàn của gia đình để tạo bức phá, bất cứ quyết định gì của họ thì gia đình ảnh hưởng quá lớn.

Những người thành đạt ở Mỹ phất lên ở độ tuổi khá trẻ từ 25T, trong khi đó độ tuổi thành đạt ở Việt Nam chậm hơn nằm khoảng 35T chậm hơn 10 năm. Đó là lối tư duy hay gọi là văn hóa truyền thống.
Xem thêm →
BÍ MẬT QUẢN LÝ TIỀN BẠC CỦA NHỮNG THÀNH CÔNG TRÊN THẾ GIỚI

Nếu có được ý thức 18t họ phải tự lập tự tạo cuộc sống thì độ 13-14T những người Mỹ đã tìm ra hướng đi riêng cho mình, còn ở Việt Nam 13-14T cái độ tuổi còn ăn chưa no, lo chưa tới chưa phải suy nghĩ quá nhiều về tương lai, cha mẹ bắt con cái học hết lớp 12 đi rồi muốn làm gì thì làm...

Nhận thức rõ cuộc đời từ sớm chính là kim chỉ nam cho cuộc sống

Câu chuyện không bằng cấp vẫn thành công.

Có lẽ đúng với nước ngoài còn ở Việt Nam hơi mong manh. Trong các cuộc đàm phán hay thương vụ làm ăn người mỹ ít bao giờ khoe bằng cấp học vị của họ, còn ở Việt Nam họ ưu tiên khoe bằng ThS, TS du học khắp các nước để mang cái chuyên môn, lấy sự uy tín ra để làm ăn. Nạn mua bằng, làm bằng giả hay du học ảo để lấy bằng trong khi thực lực không có và Việt Nam đang quá chú trọng bằng cấp cũng phải vì tôi hiểu ở trình độ nào thì có tư duy đó nên chẳng trách được.

Mang câu chuyện thành công ở nước ngoài về kể ở Việt Nam hay đấy nhưng vô vị

Chính sách của nhà nước

Ở nước ngoài không chỉ có một mình nước mỹ mà tôi chọn một nước cụ thể để so sánh. 18t công dân có thể vay tiền của nhà nước để kinh doanh, để học lên trình độ cao hơn và họ có thể vay tiền để mua nhà mua xe và sẽ trả tiền lại thông % thu nhập sau này của họ. Hay nói cách khác họ gần như có tất cả vật chất, tuy nhiên họ sẽ mang trong mình một khoảng nợ lớn bắt buộc phải trả trong tương lại họ không có lý do để chơi đùa với cuộc sống. Thất nghiệp đối với họ xem như là khủng hoảng của ngày tận thế, họ có thể sẳn sàng tự sát vì thất nghiệp.

Còn thấy nghiệp ở Việt Nam tương đối nhẹ nhàng hơn, thất nghiệp thì về có gia đình nuôi hay đơn giản tìm một công việc nhỏ thì vẫn sống được qua ngày. Tuy nhiên điều khác biệt đó là tư duy phải tăng trưởng phát triển qua từng ngày so với tư duy qua ngày nào hay ngày đó, theo thời gian khoảng cách đó là quá khác biệt



Tư duy cục bộ

Thế giới ngày càng mở hơn, hay còn gọi thế giới phẳng. Do vậy con người cần nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, đừng chỉ biết loay hoay trong nhà. Suy nghĩ cần phải chắc hơn, sáng hơn nhìn ra được xu thế phát triển và hướng bản thân để phát triển không ngừng.
Đừng tỏ ra non nớt bạn sẽ gặp rất nhiều thiệt thòi.

Giá trị của bạn tạo ra khi làm tại công ty phải lớn hơn giá trị của công ty trả lương cho bạn

Góc nhìn của tác giả

Là muốn cho thế hệ trẻ của đất nước ở độ tuổi 13-14T (lớp 7-8) phải nhận thức được công việc - đam mê - tiền bạc - cuộc sống để họ nhận thức và phát triển đến độ tuổi 18-22T là vừa. Thay vì từ trước đến giờ học sinh phải học hết 12 (18T) mới bắt đầu nhận thức và lựa chọn ngành nghề, công việc đam mê và tình trạng chọn sai ngành sai đam mê dẫn đến hệ lụy mất thời gian 3-4 năm mới biết mình đã chọn sai đam mê. Đến 22T học đã bị sức ép của cơm, áo, gạo, tiền và không có nhiều lựa chọn cho cuộc sống nữa.
Cần phải biết chính xác mục tiêu của mình trong đời này là gì trước năm 18T

Nguồn: Toilaquantri.com
[/tintuc]
Huỳnh Phụng Blogger

TLQT là Blog chia sẻ kiến thức về Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm làm SEO, Tối ưu Website và nhiều thứ khác

Đăng nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2