Hướng dẫn Submit Google Sitemap (xml và Atom) với nền tảng Blogger

- [tintuc]Như trong bài viết trước có hướng dẫn cho bạn 3 phương pháp submit link lên Google căn bản nhất. Bạn xem lại tại: https://www.toilaquantri.com/2016/11/3-cach-giup-noi-dung-cua-ban-nhanh-index-len-google.html

Nhưng trong bài này chúng ta sẽ làm việc submit là Sitemap.xml, Sitemap Atom và khai báo trong Robots.txt.
Hướng dẫn Submit Google Sitemap (xml và Atom) với nền tảng Blogger
Hướng dẫn Submit Google Sitemap (xml và Atom) với nền tảng Blogger

1. Khai báo sitemap trong Robots.txt

Bạn tham khảo robots.txt trên trang web mình tại https://www.toilaquantri.com/robots.txt

Trong đó có các phần khai báo về Sitemap như sau:
  1. Sitemap: https://www.toilaquantri.com/sitemap.xml
  2. Sitemap: https://www.toilaquantri.com/p/map.html
  3. Sitemap: https://www.toilaquantri.com/atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=500
  4. Sitemap: https://www.toilaquantri.com/atom.xml?redirect=false&start-index=501&max-results=500
Sitemap là nơi lưu trữ tất cả nội dung bài viết trên website mà khi Google vào đó sẽ đọc được các link nhanh chóng. 

Do có nhiều link như vậy nên cần 1 khoảng thời gian để Google cập nhật 1 lần nên thường khi có bài viết mới xuất bản xong ta lại gởi link cho Google Submit cho nhanh chóng hơn là chờ Google submit sitemap.

Nếu muốn tìm hiểu sâu về cấu trúc và ý nghĩa của Robots.txt mời bạn xem qua bài viết:

Tại sao có tới 4 link sitemap như vậy?

Tuy có 4 link sitemap nhưng có 3 loại sitemap mà mình dùng ở trên:
1 là sitemap xml
2 là sitemap cho người dùng.
3 và 4 là Sitemap Atom

Tuy nhiên submit sitemap cho người dùng thì Google bắt lỗi không chuẩn cấu trúc Sitemap.
===============
1. Gần đây thì Blogger mới cập nhật https://www.toilaquantri.com/sitemap.xml (Sitemap.xml) trước đây gần như là không có. Như vậy Google đã chăm sóc đứa con blogger của mình khá tốt bằng việc bổ sung Sitemap.xml .

2. Phần này là sitemap cho người dùng xem. Tại đây cập nhật tất cả bài viết trên trang của mình với rất nhiều liên kết nên mình sẽ khai báo cho Google vào đọc từ đó bò đến các link ở nhiều bài viết khác nhau. (Phần này bạn có thể làm giống mình có thể không cũng không sao!)

3. Nếu bạn tìm hiểu sâu về Sitemap sẽ hiểu sitemap có các định dạng XML, RSS hoặc Atom. Do gần đây Google mới cập nhật sitemap.xml trên Blogger nên trước đó ai cũng sử dụng Atom cả.

Ưu điểm là Sitemap Atom được Google cập nhật thường xuyên hơn sitemap.xml vì dung lượng nhỏ hơn.

Mỗi lần khai báo bằng Atom Feed thì tối đa 500 bài nên cấu trúc: https://www.toilaquantri.com/atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=500  sẽ khai báo từ bài 1 đến bài 500 

và cấu trúc https://www.toilaquantri.com/atom.xml?redirect=false&start-index=501&max-results=500 sẽ khai báo từ bài 501 + thêm 500 bài nữa tức là 501 đến 1001 dành cho website nhiều bài viết hơn.

Rồi nhé! Bạn tìm hiểu Robots.txt của mình và khai báo sitemap như thế nhé!

1. Giới thiệu cấu trúc của 3 dạng sitemap:

Nếu bạn muốn tìm nhiều có thể truy cập và các link sitemap của mình để xem các cấu trúc. Còn đây là những cấu trúc các loại sitemap.

Ví dụ về sitemap xml:

<?xml version=”1.0″ encoding=”utf-8″?>
<urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″>
 <url>
   <loc>http://example.com/mypage</loc>
   <lastmod>2011-06-27T19:34:00+01:00</lastmod>
   <!– optional additional tags –>
 </url>
 <url>
   …
 </url>
</urlset>

Ví dụ về RSS feed:

<?xml version=”1.0″ encoding=”utf-8″?>
<rss>
 <channel>
   <!– other tags –>
   <item>
     <!– other tags –>
     <link>http://example.com/mypage</link>
     <pubDate>Mon, 27 Jun 2011 19:34:00 +0100</pubDate>
   </item>
   <item>
     …
   </item>
 </channel>
</rss>

Ví dụ về Atom feed:

<?xml version=”1.0″ encoding=”utf-8″?>
<feed xmlns=”http://www.w3.org/2005/Atom”>
 <!– other tags –>
 <entry>
   <link href=”http://example.com/mypage” />
   <updated>2011-06-27T19:34:00+01:00</updated>
   <!– other tags –>
 </entry>
 <entry>
   …
 </entry>
</feed>

2. Hướng dẫn gởi sitemap lên Google Webmaster Tools (Search Console)


  1. Trong phần Thu Thập Dữ Liệu -> Sơ đồ trang web
  2. Thêm/Kiểm tra sơ đồ trang web
  3. Thêm các link sitemap như ảnh đã được giới thiệu bên trên.

Lưu ý: Bạn không cần phải copy chứa cả tên miền khi gởi lên
Bạn khai báo 2 loại sitemap là Xml và Atom như mình nhé!


Gửi sitemap lên Google


Vậy là qua 3 bước là bạn đã khai báo sitemap với Google thành công.
Chúng ta đã thấy mình gởi các sitemap này có 648 link đã gởi618 đã lập chỉ mục thành công!
Như vậy thật thú vị khi chúng ta biết có rất nhiều loại sitemap đúng không nào! 2 sitemap mà chúng ta khai báo là Xml và Atom đã được sử dụng còn về Sitemap RSS thì khi có thông tin nghiên cứu nhiều hơn mình sẽ viết bài chia sẻ sau.
[/tintuc]
Huỳnh Phụng Blogger

TLQT là Blog chia sẻ kiến thức về Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm làm SEO, Tối ưu Website và nhiều thứ khác

1 Nhận xét

➔ Gửi kèm hình ảnh trên bài viết để được hỗ trợ tốt nhất.
➔ Để bình luận kèm hình ảnh, bạn vào trang Upload Ảnh, kéo thả để Upload hình ảnh lên.
➔ Bạn dán URL link hình ảnh vào khung bình luận và ấn Xuất bản, ảnh sẽ được tự động tải lên.
➔ Không spam trong khung bình luận, hạn chế viết tắt.
➔ Tích vào ô Thông báo cho tôi (Notify me) để nhận thông báo phản hồi của Admin

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2